Những mẫu cửa bức bàn thường làm trong căn nhà gỗ cổ truyền

Cửa bức bàn là kiểu cửa đặc trưng của ngôi nhà gỗ cổ truyền. Mẫu cửa này mang đến cho không gian sự tinh tế, với những hoa văn đục chạm đặc sắc trên pano và lá cổ. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhiều hơn về loại cửa này, và những mẫu phổ biến hay làm trong căn nhà truyền thống, qua bài viết dưới đây. 

Tham khảo video tìm hiểu về ý nghĩa của bức bàn trong căn nhà gỗ cổ truyền

Cửa bức bàn là gì?

Cửa bức bàn là kiểu cửa được làm bằng gỗ, có vị trí nằm giữa hai cột con ở khu vực hiên của căn nhà gỗ. Một bộ cửa thường gồm 2,4,6 cánh, phổ biến nhất trong nếp nhà truyền thống là 4 cánh. 

cửa bức bàn
Cửa có 4 cánh đục chạm hoa văn đặc sắc

Cửa được cấu tạo từ cánh cửa, cối quay và khóa cửa. Trong đó, cánh cửa được chia thành 5 phần bao gồm 3 lá cổ có kích thước nhỏ và 2 pano có kích thước lớn nằm đan xen nhau, đục chạm hoa văn đặc sắc. Cối quay làm bằng gỗ gắn cánh cửa với nhau, cối quay giữ cho cánh không bị xệ và dễ dàng tháo rời.  Khóa cửa bức bàn thiết kế theo dạng then cài hoặc làm các khóa bằng kim loại đẹp mắt. 

cửa bức bàn
Khóa cửa dạng then cài cổ truyền

Đây là một mẫu cửa tôn lên vẻ đẹp cho ngôi nhà gỗ cổ truyền, bằng những hoa văn đục chạm đặc sắc như: mẫu hoa văn tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai), hoa văn tứ quý hóa tứ linh, hoa văn ngũ phúc lâm môn… 

Những mẫu cửa bức bàn thường làm trong căn nhà gỗ cổ 

Hiện nay, trong những ngôi nhà gỗ cổ truyền, thường sử dụng 3 loại cửa bức bàn sau: 

  • Cửa bức bàn pano đặc 

cửa bức bàn
Cửa pano đặc

Cửa bức bàn pano đặc với phần cánh cửa được ghép từ những tấm pano đặc. Pano phía trên thông thường đục hoa văn ngũ phúc lâm môn với hình tượng 5 con dơi bay vòng quanh chữ Phúc. Mẫu hoa văn này thể hiện mong ước của gia đình, cầu được hưởng 5 phần phúc của con người là: phúc, lộc, thọ, khang, ninh. 

cửa bức bàn
Hoa văn tứ quý hóa tứ linh

Pano phía dưới của cửa bức bàn đục hoa văn tùng cúc trúc mai, thể hiện sự ấm no, sung túc quanh năm. Hoặc đục mẫu hoa văn tứ quý hóa tứ linh nhằm tạo ra điểm nhấn sang trọng cho khu vực hiên. 

  • Cửa bức bàn thượng song hạ bản 

cửa bức bàn
Cửa thượng song hạ bản

Cửa thượng song hạ bản làm phần nhiều ở những ngôi nhà cổ truyền, sử dụng với mục đích thờ tự như: nhà thờ tư gia, nhà thờ họ, chùa… Mẫu cửa này nổi bật với hình ảnh, pano phía trên lắp những thanh song bằng gỗ, đục hình con cờ rất đẹp mắt. 

cửa bức bàn
Cửa tạo sự thông thoáng cho gian thờ

Mẫu cửa này, khi lắp vào các công trình thờ tự, đem lại sự thông thoáng cho nơi thờ. Ngoài ra, với hình dáng truyền thống của kiểu cửa này, không gian càng trở nên cổ kính hơn. 

  • Cửa pano đục thủng 

cửa bức bàn
Cửa pano đục thủng

Một kiểu cửa nữa cũng được làm nhiều trong các công trình nhà gỗ cổ truyền đó là cửa pano đục thủng. Kiểu cửa này có phần pano phía trên đục thủng họa tiết ngũ phúc lâm môn. Những đường nét đục thủng được uốn cong, mềm mại, tạo thành một bức tranh sinh động trong không gian. 

Những lỗ thủng trên pano của cửa còn tạo thành những lỗ thoáng, giúp cho không khí bên trong, bên ngoài nhà lưu thông dễ dàng. Kiểu cửa này được thi công cả ở những căn nhà ở và những nơi thờ tự. 

Ý nghĩa của cửa trong căn nhà gỗ cổ truyền 

Cửa bức bàn không chỉ là cấu kiện giúp bảo vệ căn nhà gỗ, mà nó còn mang nhiều ý nghĩa như: 

  • Hoa văn đục chạm trên cánh cửa, tạo nên sự độc đáo cho không gian hiên nhà, và tổng thể căn nhà gỗ cổ truyền. 
  • Những mẫu hoa văn mang trong mình những ý nghĩa khác nhau, thể hiện cho nguyện ước của gia đình. Đồng thời là những lời chúc tốt đẹp đến với gia chủ. 
  • Cánh cửa chắc chắn, tuy vậy với việc sử dụng cối quay để liên kết các cánh. Cửa có thể dễ dàng tháo rời, di chuyển đến nơi khác. 

Như vậy, ba mẫu cửa bức bàn phổ biến làm trong ngôi nhà gỗ cổ truyền đó là: cửa bức bàn pano đặc, cửa thượng song hạ bản và cửa pano đục thủng. Quý vị có thể lựa chọn 1 trong 3 mẫu này để làm cho công trình nhà ở cổ truyền của mình.

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ 

>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *