3 mẫu nhà gỗ Việt Nam đại diện đặc trưng cho ba miền

Loại hình nhà gỗ Việt Nam làm theo hơi hướng cổ truyền rất phong phú và đa dạng. Ở mỗi vùng miền của Tổ quốc lại có những kiểu nhà đặc trưng khác nhau. Điển hình như căn nhà gỗ cổ truyền Bắc, nhà rường Huế và nhà gỗ Nam Bộ. Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cả 3 loại hình nhà ở này. 

Nhà gỗ lim 3 gian cổ truyền Bắc Bộ

Nhà gỗ kẻ truyền – Nhà gỗ Việt Nam đại diện cho khu vực miền Bắc

Nhà gỗ kẻ truyền là một loại hình nhà gỗ Việt Nam đặc trưng cho khu vực Bắc Bộ. Được gọi là kẻ truyền bởi trong vì tứ của nhà được làm theo kiểu truyền kẻ. Từ kẻ chim truyền xuống kẻ ngồi, từ kẻ ngồi truyền xuống kẻ hiên. 

Vì tứ của nhà được làm theo kiểu truyền kẻ: từ kẻ chim truyền xuống kẻ ngồi, từ kẻ ngồi truyền xuống kẻ hiên.
Vì tứ của nhà được làm theo kiểu truyền kẻ: từ kẻ chim truyền xuống kẻ ngồi, từ kẻ ngồi truyền xuống kẻ hiên.

Nhà được làm theo kết cấu hình chữ Nhất. Các gian chia theo chiều dọc của căn nhà. Số gian thường là số lẻ như nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian, nhà gỗ 7 gian…

Đặc trưng của kiểu nhà gỗ Việt Nam này đó chính là phần mái được làm rất dốc và lợp ngói. Trên mái còn có trang trí gạch hoa tranh, đấu, đại tự,… tạo thêm màu sắc cho khối công trình. 

Nhà Bắc Bộ 5 gian 2 buồng gói
Nhà Bắc Bộ 5 gian 2 buồng gói

Tường nhà làm theo kiểu gạch nung xây không trát vữa mang đến cảm giác thô mộc và khỏe mạnh. 

Không gian sinh sống trong căn nhà gỗ được chia ra rất khoa học. Gian chính giữa của nhà là nơi thờ tự gia tiên. Các gian bên cạnh sẽ là nơi trò chuyện, giao tiếp. Những không gian riêng tư như buồng ngủ sẽ được thiết kế tại 2 gian ngoài cùng ở hai bên và được ngăn cách bằng vách gỗ.  

Nhà rường Huế – Kiến trúc đại diện cho khu vực miền Trung

Nhà rường Huế là một trong những mẫu nhà gỗ Việt Nam truyền thống. Căn nhà có tên gọi như vậy bởi đây là cách gọi tắt của rường cột. Bộ khung nhà rường được liên kết chặt chẽ với nhau bằng tổ hợp: rường cột – kèo – xuyên – trến – xà – đòn tay tạo thành một bộ khung vững chãi. 

Nhà rường Huế (Ảnh: Sưu tầm)
Nhà rường Huế (Ảnh: Sưu tầm)

Mái của căn nhà gỗ Việt Nam này được làm thấp giúp cho nước mưa thoát nhanh chóng nhằm thích ứng với thời tiết hay mưa nhiều vào cuối năm ở khu vực này. Mái thường làm với kiểu 4 mái lợp ngói liệt, ngói âm dương hoặc lợp tranh. Mái sẽ lợp với 2 lớp gạch màn và ngói đảm bảo căn nhà luôn mát mẻ khi vào mùa nắng. 

Thông thường căn nhà rường Huế được làm theo lối kiến trúc 3 gian và có 2 chái ở hai bên. Gian chính giữa sẽ được làm với diện tích lớn nhất dùng để đặt bàn thờ gia tiên và bộ bàn ghế uống nước. Các gian còn lại có diện tích nhỏ hơn dành cho mọi người nghỉ ngơi.

>Xem thêm: Sân gạch đỏ trong nhà gỗ kẻ truyền – Một hình ảnh quen thuộc và thân thương

Nhà gỗ Nam Bộ – Nhà gỗ Việt Nam đại diện cho khu vực miền Nam 

Nhà gỗ Nam Bộ là một trong những kiểu nhà gỗ Việt Nam truyền thống đặc trưng của khu vực miền Nam. Nhà gỗ Việt Nam kiểu này được xây dựng nhà Nam Bộ sử dụng kỹ thuật đóng kèo hay đòn tay theo kiểu guốc chèo. 

Nhà Nam Bộ
Nhà Nam Bộ (Ảnh: Sưu tầm)

Cấu trúc guốc chèo của kèo và đòn tay được xem như là những điểm tựa chịu lực cho hệ thống mái nhà. Trong đó, kèo và đòn tay được lắp mộng khít khao với nhau và không dùng đến đinh.

Mẫu nhà gỗ Việt Nam cổ truyền này được làm với 3 hoặc 4 mặt diện mở ra một khoảng thông thoáng cho khối công trình.

Mái nhà lợp bằng lá dừa, lá cọ đây là những chất liệu mang đậm tính địa phương của vùng miền sông nước Nam Bộ. 

Trên đây là những đặc trưng cơ bản của mẫu nhà gỗ Việt Nam đại diện cho ba miền Bắc – Trung – Nam. Từ đó ta có thể thấy được sự đa dạng của kiến trúc cổ truyền của dân tộc. 

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ 

>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp 

 

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *