Khám phá kết cấu phần mái của nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ

Mái nhà là một trong những phần quan trọng và thiết yếu của nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ. Bộ phận này không chỉ giúp che nắng che mưa, mà còn làm nên những diện mạo mới cho căn nhà. Hãy cùng xem những thông tin ở bài viết sau để hiểu thêm nếp nhà cổ này.

Video lợp ngói nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ

Nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ là gì?

Mỗi vùng miền khác nhau đều có một nếp nhà riêng. Và miền Bắc lại nổi lên ngôi nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ. Các nếp nhà nổi bật với mái ngói rêu phong, sân lát gạch đỏ bát tràng, hàng chân cột thẳng to.

Căn nhà thường có nhiều gian khác nhau, có phong thủy đẹp. Là nơi thờ cúng gia tiên và đồng thời là nơi ở của gia chủ. Xung quanh được bố trí nhiều tiểu cảnh đẹp, cây xanh, sân vườn. Tạo bầu không khí trong lành và thoải mái nhất cho gia chủ sinh sống.

Vai trò của kết cấu phần mái nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ

Mái là một trong 3 bộ phận quan trọng và không thể thiếu của nhà gỗ cổ truyền. Có vai trò hết sức quan trọng đối với nhà gỗ cổ truyền. Đây là bộ phận che chắn và bảo vệ căn nhà khỏi những tác động của thời tiết. Ngoài ra còn tạo nên một diện mạo mới và thú vị của căn nhà gỗ cổ truyền.

Kết cấu mái cần được vững chắc, nên lựa chọn những người thợ có kinh nghiệm. Đặc biệt hơn là phải am hiểu về mái ngói của nhà gỗ cổ truyền.

Hình ảnh kết cấu phần mái nhà gỗ cổ truyền
Hình ảnh kết cấu phần mái nhà gỗ cổ truyền
Phần hoành rui mè nhà gỗ cổ truyền
Phần hoành rui mè nhà gỗ cổ truyền
Phần mái hiên nhà gỗ cổ truyền
Phần mái hiên nhà gỗ cổ truyền

Kết cấu phần mái của nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ

Mái hoàn chỉnh của nhà gỗ cổ truyền sẽ bao gồm nhiều phần khác nhau. Trong đó thì cụ thể như sau:

  • Hoành: đây là bộ phận có tác dụng đỡ mái chính, với chiều ngang theo chiều dài của ngôi nhà và đặt vuông góc với phần khung nhà. Hoành thường có kích thước lớn nhất trong kết cấu phần mái.
  • Rui: được coi là dầm trung gian và được thiết kế theo chiều dốc của mái nhà, đặt lên hệ thống hoành. Có phần kích thước bé hơn hoành.
  • Mè: là dầm phụ nằm trong kết cấu mái của ngôi nhà. Có kích thước nhỏ, được chia thành từng ô. Với tác dụng chịu lực cho từng phần gạch màn nhà gỗ.
  • Gạch màn được đúc bằng đất, với nhiệm vụ đỡ mái ngói tạo độ phẳng cho nhà gỗ cổ truyền. Có tác dụng chống thấm dột và giải nhiệt cho không gian bên trong căn nhà gỗ cổ truyền.
  • Ngói mũi: trong hệ thống mái thì không thể không kể đến ngói mũi của nhà gỗ cổ truyền. Một nét đặc trưng trong kiến trúc nhà kẻ truyền. Hầu hết được chế tác hoàn toàn từ đất nung, sẽ được đặt trên các lớp gạch màn. Người thợ còn sử dụng đất sét để đặt giữa gạch màn và ngói mũi.

Trên đây là những thông tin về kết cấu mái của ngôi nhà gỗ cổ truyền. Từ đó hiểu thêm về căn nhà cổ truyền Việt Nam. Đặc biệt là hiểu thêm về kết cấu mái của nhà gỗ cổ truyền. Nếu quý vị có nhu cầu làm căn nhà gỗ này, hãy liên hệ ngay với đơn vị uy tín trong làm nhà cổ.

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *