Hai nghi lễ quan trọng khi làm nhà 5 gian kẻ truyền Bắc Bộ
Trong thi công nhà 5 gian cổ truyền, gia chủ thường chú trọng đến các nghi lễ để tránh gặp vận hạn, rủi ro và mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình. Có hai nghi lễ khi làm nhà vô cùng quan trọng, đó là lễ nghi lễ phạt mộc và lễ cất nóc. Vậy hai nghi lễ này có ý nghĩa như thế nào, quá trình tiến hành nghi lễ ra sao? Chúng tôi xin được chia sẻ với các bạn trong bài viết dưới đây.
Xem thêm lễ cất nóc nhà gỗ lim 5 gian
Sơ lược về nghi lễ khi làm nhà 5 gian kẻ truyền
Trong việc làm nhà 5 gian cổ truyền Bắc Bộ, để hoàn thành căn nhà một cách suôn sẻ và an toàn, theo tục lệ thường tổ chức nghi lễ để báo cáo tổ tiên, ông tổ nghề mộc đó là lễ phạt mộc và lễ cất nóc. Hai buổi lễ này sẽ được chọn những ngày, tháng đẹp, tổ chức trong không khí trang nghiêm, thành kính. Với mong muốn sau khi hoàn thiện một căn nhà sẽ mang lại may mắn, phúc lộc cho gia chủ.
Lễ phạt mộc là nghi lễ đầu tiên để làm một ngôi nhà 5 gian cổ truyền Bắc Bộ. Đây là nghi lễ để trình báo với ông tổ nghề mộc trước khi thi công nhà gỗ. Bên cạnh đó, lễ cất nóc trong làm nhà gỗ cổ truyền cũng rất quan trọng. Sau khi thi công hệ thống khung cơ bản cho ngôi nhà gỗ 5 gian kẻ truyền, bác thợ cả, gia chủ, đội ngũ thợ làm nhà sẽ tiến hành làm lễ cất nóc.
Hai nghi lễ quan trọng khi làm nhà 5 gian Bắc Bộ
Trong làm nhà gỗ 5 gian Bắc Bộ có hai nghi lễ quan trọng đó là lễ phạt mộc và lễ cất nóc. Vậy hai nghi lễ này sẽ được tiến hành như thế nào, xin mời quý vị cùng tham khảo thông tin dưới đây.
Lễ phạt mộc
- Sau khi đã chọn được ngày lành, tháng tốt của gia chủ. Bác thợ cả sẽ đứng ra chủ trì nghi lễ phạt mộc. Khi tổ chức nghi lễ phải sự tham gia của bác thợ cả, gia chủ và chủ của xưởng thi công nhà 5 gian.
- Mâm cúng của lễ phạt mộc sẽ bao gồm những lễ vật như: Xôi, gà luộc, mâm quả, rượu, gạo, nước, muối, nến, tấm vải đỏ… Tiếp theo bác thợ cả sẽ tiến hành đọc văn khấn và bật mực trên sào.
- Tiếp đến là công đoạn bậc mực trên sào. bác thợ cả sẽ dùng bút ghi những thông số kỹ thuật của nhà 5 gian trên cây sào như: chiều dài, rộng, số cột cái, kích thước trung bình của các khoảng gian, chữ ký gia chủ,… và gác lên nóc nhà. Cuối cùng nghi lễ, bác thợ cả sẽ lấy rìu đẽo vào cột của nhà gỗ 5 gian để đánh dấu và kết thúc nghi lễ này.
Lễ cất nóc
- Lễ cất nóc sẽ được thực hiện tại ngôi nhà 5 gian của gia chủ, cùng với sự góp mặt của chủ nhà, các thành viên trong nhà, bác thợ cả và đội ngũ thợ thi công. Nhiều gia chủ thường mời thầy cúng về làm lễ và thầy cúng sẽ là người chủ trì buổi lễ.
- Mâm cúng lễ cất nóc thường sẽ bao gồm: Trầu cau, hoa quả, gà luộc, bánh kẹo, rượu nếp, vàng mã,… Khi đến giờ đẹp mà gia chủ đã chọn, người chủ trì buổi lễ sẽ đứng ra đọc bài văn khấn trong lễ cất nóc.
- Sau đọc văn khấn xong, đội ngũ thi công và gia chủ sẽ lên nóc nhà 5 gian để thực hiện việc gác thanh nóc vào mái. Cấu kiện này sẽ được bọc một lớp vải đỏ, bên trong là những tờ tiền. Khi kết thúc lễ cất nóc, miếng vải đỏ sẽ được gỡ ra để tán lộc cho mọi người.
Ý nghĩa của hai nghi lễ trong làm nhà gỗ 5 gian kẻ truyền
Dưới đây ý nghĩa của là nghi lễ phạt mộc và lễ cất nóc, xin mời quý vị cùng tham khảo.
Ý nghĩa của lễ phạt mộc
- Trong làm nhà 5 gian cổ truyền, lễ phạt mộc thể hiện cho việc thi công nhà gỗ diễn ra thuận lợi, suôn sẻ không gặp khó khăn hay trắc trở. Bên cạnh đó, còn cầu cho đội ngũ thi công nhà gỗ làm việc an toàn, hoàn thành tốt công trình nhà gỗ cho gia chủ.
Ý nghĩa của lễ cất nóc
- Nghi lễ cất nóc có ý nghĩa báo cáo với gia tiên, thổ công, trời đất rằng căn nhà 5 gian cổ truyền đã hoàn thiện phần dựng để chuẩn bị bước sang phần tiếp theo. Ngoài ra, lễ cất nóc còn thể hiện ước vọng của gia chủ sau khi hoàn thiện căn nhà sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong cuộc sống.
Trong quá trình làm nhà 5 gian, nghi lễ phạt mộc và lễ cất nóc vô cùng quan trọng, được diễn ra theo phong tục truyền thống và đã trở thành văn hóa tín ngưỡng của dân tộc ta. Hai nghi lễ này tổ chức vào ngày lành, tháng tốt với mong muốn muốn sau khi hoàn thành căn nhà gỗ 5 gian sẽ đem lại tài lộc, may mắn cho gia đình. Nếu quý vị quan tâm đến các nghi lễ truyền thống hay những mẫu nhà gỗ cổ truyền đẹp, hãy tiếp tục theo dõi bài viết của chúng tôi để có thêm nhiều điều hữu ích.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
>Tham khảo thêm những thông tin về nhà gỗ kẻ truyền