Ý nghĩa của cửa bức bàn nhà gỗ đối với kiến trúc cổ truyền
Cửa bức bàn nhà gỗ chính là bộ mặt đại diện cho căn nhà gỗ. Đây không chỉ có tác dụng che nắng che mưa, mà còn thể hiện được tính thẩm mỹ cao. Vậy thì hãy cùng nhau tìm hiểu đi tìm hiểu về cấu kiện này, để biết thêm về nhà gỗ cổ truyền.
Cửa bức bàn là gì?
Ở một ngôi nhà gỗ cổ truyền cửa bức bàn là cấu kiện chỉ có ở nhà truyền thống. Không gian để lắp cửa thường là ở giữa hai cột của một gian truyền thống Trên mỗi bộ cửa của nhà gỗ thường có nhiều cánh. Các cánh sẽ thường là số lẻ 2, 4, 6. Nhưng trong đó phổ biến nhất vẫn là 4 cánh.
Cánh cửa bức bàn khác với những cánh cửa khác. Là nó không sử dụng bản lề mà sử dụng cối quay. Ưu điểm là có thể tháo lắp một cách dễ dàng mà cánh cửa không hề bị hỏng hóc và bị xệ. Vậy nên khi có công việc có thể tháo lắp một cách dễ dàng.
Mỗi cánh cửa có chiều cao được thiết kế theo kích thước của ngôi nhà. Thường sẽ được chia làm 5 khoảng, với 3 khoảng nhỏ là lá cổ ở trên giữa và dưới cùng và hai khoảng lớn, để chạm khắc hoa văn trên nếp nhà gỗ.
Người xưa thường quan trọng việc giữ gìn sự kín đáo và lễ nghĩa gia phong. Nên các thiết kế cánh cửa mới được làm thành từng cánh. Tuy nhiên theo thời gian thì cánh cửa bức bàn cũng trải qua nhiều giai đoạn có rất nhiều thay đổi vào phát triển để phù hợp với nhu cầu sử dụng và sinh hoạt của con người.
Ý nghĩa của cửa bức bàn nhà gỗ cổ truyền
- Cửa bức bàn không chỉ dừng ở việc che chắn mưa gió, bão bùng để bảo vệ gia chủ. Mà còn chứa đựng ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Cánh cửa được thiết kế bậc cấp nhằm phân biệt trong nhà và ngoài sân. Phần bậc cấp này có độ cao vừa phải, để khách đến thăm nhà tránh vấp ngã khi bước vào. Bên cạnh đó còn thể hiện sự tôn kính, tôn trọng đối với gia chủ và gia tiên. Đây chính là một nét đẹp văn hóa, một ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà người Việt đã duy trì qua nhiều thế hệ.
- Bên cạnh các ý nghĩa về mặt bậc cấp thì trên các mẫu cửa bức bàn còn có những hoa văn chạm khắc tinh tế trên pano và lá cổ. Đây là những họa tiết hết sức gần gũi với đời sống người dân, giản dị và đầy tính mộc mạc. Đòi hỏi người thợ phải có bàn tay tài hoa và khối óc sáng tạo. Hoa văn thể hiện trên nếp nhà gỗ phần nào thể hiện được tính cách cũng như quan điểm sống của gia chủ.
- Như vậy cửa bức bàn nhà gỗ được xem là một cấu kiện quan trọng. Tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến việc chống đỡ ngôi nhà. Nhưng là bộ phận được lắp dựng cuối cùng vừa có giá trị thực tiễn vừa mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Các hoa văn được chạm khắc trên cửa bức bàn nhà gỗ
Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu một số mẫu hoa văn được chạm khắc trên cửa bức bàn:
- Hoa văn “tùng – cúc – trúc – mai”, đây chính là loại hoa văn phổ biến được chạm trên cửa bức bàn nhà gỗ. Bức tranh tứ quý này biểu hiện cho bốn mùa trong năm, từng loại hoa lại mang những ý nghĩa riêng biệt. Là đại diện cho sức sống, sự may mắn và thịnh vượng.
- Hoa văn “đào – lê – thủ – lựu” cũng được lựa chọn nhiều để đưa vào các cánh cửa bức bàn. Họa tiết này cũng đại diện cho sự trường thọ, sức khỏe và gặp nhiều điều tốt lành. Đây cũng chính là những mẫu hoa văn được ưa chuộng hiện nay.
- Họa tiết hoa sen trên cánh cửa bức bàn cũng được nhiều gia chủ yếu mến. Hoa sen là quốc hoa của nước Việt Nam, đại diện cho sự tinh khiết, trong sáng và hoàn hảo.
Vừa rồi chúng ta tìm hiểu về cấu kiện cửa bức bàn nhà gỗ cổ truyền. Qua đó chúng ta thấy được tầm quan trọng và vai trò thực tiễn của mẫu cửa này. Cũng như những điểm khác biệt của loại cửa này đối với nhà gỗ cổ truyền hiện nay.