Đặc trưng của nhà gỗ Bắc Bộ và nhà gỗ Nam Bộ có điểm gì đặc biệt
Mỗi vùng miền khác nhau trên cả nước sẽ có những mẫu nhà đặc trưng. Nếu miền bắc nổi bật với nhà gỗ Bắc Bộ thì miền nam lại có mẫu nhà gỗ Nam Bộ. Từng nếp nhà sẽ thể hiện những nét đẹp văn hóa riêng của từng vùng. Trong bài viết hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về kiểu mẫu nhà đặc sắc này.
Video quần thể nhà gỗ cổ truyền từ ý tưởng đến hoàn thiện
Giới thiệu về nhà gỗ Bắc Bộ
Đầu tiên chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về kiến trúc nhà gỗ Bắc Bộ. Đây được coi là điển hình nhất cho nét văn hóa xây dựng nhà gỗ của người dân nơi đây. Ngôi nhà hiện lên với vẻ đẹp đơn sơ, của hình ảnh mái ngói đỏ tươi, các cột nhà to tròn với màu nâu trầm. Bên trong các họa tiết được đục chạm một cách tinh xảo và cầu kỳ. Căn nhà Bắc Bộ được chia thành nhiều gian và có 1 tầng duy nhất, với 1 hướng cửa chính.
Chất liệu làm nên căn nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ hết sức mộc mạc và giản dị, đều là những thứ quen thuộc ở làng quê như: gỗ, gạch ngói, đá ong…Cấu trúc bên trong căn nhà gỗ kẻ truyền được sắp đặt một cách hoàn hảo, từ hệ thống cột, xà, kẻ, bảy được kết nối chặt chẽ với nhau. Từ đó tạo nên một hệ khung vững chắc cho không gian nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ.
Phần cổng của nhà gỗ Bắc Bộ thường sẽ được xây dựng bằng loại đá ong hết sức đặc trưng. Cánh cổng được lấy ý tưởng từ cổng ra vào của hoàng cung triều đình Huế, với thiết kế cổ xưa, tạo được sự uy nghi cho căn nhà gỗ cổ truyền
Các hoa văn được chạm khắc trên mẫu nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ chủ yếu là các bức tranh tứ quý, tứ linh, các họa tiết hoa lá, sen, mai điểu, ngũ phúc…Những đường nét hoa văn được chạm khắc bằng tay, bởi những người thợ thủ công tỉ có tay nghề khéo léo.
Giới thiệu về nhà gỗ Nam Bộ
Nhà gỗ Nam Bộ cũng có những đặc trưng hết sức riêng biệt. Nhưng nhìn chung thì cũng không có quá nhiều điểm khác biệt với nhà gỗ Bắc Bộ. Điểm khác biệt lớn nhất có thể là ở việc gia công chất liệu làm nên căn nhà và các hoa văn được chạm khắc trên nhà gỗ Nam Bộ.
Với sự khác biệt về mặt khí hậu và thời tiết so với miền Bắc. Nam Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc, địa hình khác biệt. Do đó chất liệu làm nên nhà gỗ Nam Bộ sẽ khác biệt. Các loại gỗ sau khi khai thác sẽ được ngâm dưới bùn ở ao hồ trong một khoảng thời gian. Thường thì sẽ khoảng vài chục năm, sau đó mới có thể sử dụng.
Phần mái của nhà gỗ Nam Bộ thường sẽ sử dụng lá dừa, một nguyên liệu đặc trưng cho vùng miền. Người Nam Bộ sẽ sử dụng kỹ thuật đóng kèo và đòn tay theo kiểu guốc chè để tạo nên phần mái.
Các hoa văn được chạm khắc trên nếp nhà gỗ có những đường soi nét, đường viền tinh xảo. Những mẫu hoa văn có nét chạm tương đối uyển chuyển và mềm mại. Tạo nên kiến trúc nhà gỗ cổ truyền đặc trưng của người Nam Bộ.
Những lưu ý trong quá trình xây dựng nhà gỗ cổ truyền
Trong kiến trúc xây dựng nhà gỗ cổ truyền có rất nhiều kỹ thuật được sử dụng. Và đặc biệt là cần phải lưu ý những sau trong quá trình thi công nhà gỗ.
- Lựa chọn chất liệu gỗ phù hợp, từng vùng miền sẽ sử dụng những loại gỗ khác nhau. Ví dụ như miền nam quá trình gia công gỗ sẽ cầu kỳ hơn, bởi điều kiện thời tiết ở đây có phần khắc nghiệt hơn.
- Phong cách thiết kế nhà phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia chủ. Từ đó khiến cho việc sử dụng và quá trình sinh sống sẽ gặp nhiều may mắn và thuận lợi hơn.
- Chuẩn bị kinh phí đầu tư cho ngôi nhà gỗ của mình. Đây là điều mà gia chủ cần lưu ý nếu không sẽ làm gián đoạn quá trình thi công.
Từ những thông tin trên chúng tôi đã giúp quý vị hình dung về bức tranh toàn cảnh giữa hai nền kiến trúc nhà gỗ Bắc Bộ và nhà gỗ Nam Bộ. Qua đó chúng ta thấy được giá trị kiến trúc văn hóa của từng vùng miền.