Tại sao lại gọi là nhà gỗ kẻ truyền? Và những đặc điểm nổi bật

Từ rất lâu đời nhà gỗ kẻ truyền là niềm tự hào lớn trong ngành kiến trúc nhà gỗ. Đây chính là niềm cảm hứng bất tận của nhiều kiến trúc sư và nhiều gia chủ. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu hết được công trình nhà kẻ truyền này ra sao và có đặc điểm gì nổi bật. Lời giải đáp sẽ có ngay trong bài viết sau, xin mời quý vị và các bạn cùng nhau theo dõi.

Tại sao lại gọi là nhà gỗ kẻ truyền

Nhà gỗ kẻ truyền là kiểu nhà được xuất hiện khá lâu và chủ yếu tập trung ở khu vực làng quê Bắc Bộ. Kiểu nhà này được đặc trưng với chất liệu hoàn toàn bằng gỗ. Đồng thời kết hợp với mái ngói đỏ, cộng phần sân vườn rộng rãi.

Là một trong những đặc trưng trong thiết kế nên toàn bộ những hệ thống kèo cột, khung nhà sẽ được sử dụng làm chịu lực chính cho ngôi nhà.

Hình ảnh căn nhà gỗ cổ truyền 3 gian 2 chái (nguồn internet)
Hình ảnh căn nhà gỗ cổ truyền 3 gian 2 chái (nguồn internet)
Phần hiên của căn nhà gỗ truyền thống (nguồn internet)
Phần hiên của căn nhà gỗ truyền thống (nguồn internet)

Phân loại nhà gỗ kẻ truyền

Căn nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ sẽ được phân loại theo số lượng gian nhà và chái nhà. Thông thường các gian nhà sẽ được làm theo số lẻ như: 3 gian, 5 gian, 7 gian. Điều này còn do nhu cầu của gia chủ và phần diện tích mà gia chủ có sẵn.

Bên cạnh đó người ta còn phân chia nhà gỗ kẻ truyền theo nhu cầu sử dụng như: nhà gỗ dân gian để ở, nhà từ đường, nhà gỗ sân vườn, nhà thờ họ…

Những đặc điểm nổi bật của mẫu nhà kẻ truyền

  • Với kiến trúc nhà gỗ kẻ truyền thì 100% chất liệu làm nhà sẽ được làm bằng gỗ tự nhiên. Và thông thường sử dụng một loại gỗ duy nhất cho căn nhà của mình. Điểm này giúp cho không gian được thống nhất về màu sắc, kết cấu và đảm bảo độ chịu lực cho toàn bộ công trình. Cũng nhờ vậy mà tính thẩm mỹ của nhà gỗ đạt chất lượng cao nhất.
  • Phần mái nhà chính được thiết kế và xây dựng hết sức công phu để đảm bảo được tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Sử dụng lợp ngói đỏ truyền thống với độ dốc không quá lớn. Ở một số công trình phần mái được thiết kế theo mái đình truyền thống, với đao cong nhằm tạo sự bề thế cho công trình.
  • Nội thất nhà gỗ cũng được bố trí hoàn toàn bằng gỗ. Từ không gian bên ngoài cho đến bên trong. Đem đến sự đẹp mắt và trang trọng cho căn nhà.
  • Các chi tiết được chạm khắc trên nếp nhà gỗ kẻ truyền đều là các họa tiết từ những thời Lý và Trần…Người thợ đục chạm các hoa văn đều là những người có tay nghề cao, hiểu biết văn hóa lịch sử. Vậy cho nên đây không chỉ là hoa văn trang trí mà còn mang nhiều ý nghĩa.
  • Ở thiết kế nhà gỗ kẻ truyền sẽ rất linh hoạt. Cửa nhà sẽ sử dụng cánh cửa bức bàn với số cánh chẵn như: 2,4,6. Số gian ở giữa sẽ nhiều hơn hai gian bên và được đặt giữa hai cột chính. Trên cánh cửa cũng sẽ được chạm khắc nhiều hoa văn rất tinh tế và hết sức đẹp mắt.
  • Kết cấu của ngôi nhà được xây dựng theo kiểu tiền kẻ hậu bẩy. Với các cấu kiện quen thuộc của người dân Bắc Bộ như: cột, xà, kẻ, hiên, câu đầu, quá giang, con rường, con lợn…Tất cả được liên kết với nhau từ các hệ mộng, tạo được sự chặt chẽ cho ngôi nhà.

Thiết kế nhà gỗ cổ truyền cần lưu ý những điều gì

  • Lựa chọn đơn vị thi công uy tín và chất lượng để giúp cho việc thi công và lắp dựng nhà gỗ diễn ra thuận lợi, suôn sẻ.
  • Phong thủy nhà gỗ kẻ truyền luôn được quan tâm và chú trọng. Từ hướng nhà, hướng cửa, bố trí nội thất bên trong và bên ngoài.
  • Thiết kế nhà gỗ phù hợp với nhu cầu sử dụng và công năng của ngôi nhà.
  • Kinh phí làm nhà gỗ cần được chuẩn bị chu đáo và luôn sẵn sàng. Có như vậy thì quá trình làm nhà mới được diễn ra xuyên suốt.

Toàn bộ những thông tin ở trên nói đến nhà gỗ kẻ truyền. Sẽ là những thông tin hữu ích nhất nói về nhà gỗ truyền thống. Đồng thời sẽ đưa ra quyết định và lựa chọn đúng đắn nhất khi chọn một đơn vị thi công nhà gỗ phù hợp.

 

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *