Quy trình làm nhà gỗ truyền thống chuẩn kiến trúc cổ xưa

Đi đôi với sự phát triển của những căn nhà hiện đại. Thì kỹ thuật làm những căn nhà gỗ truyền thống ngày nay đang được rất nhiều người quan tâm. Vậy những chia sẻ về quy trình là nhà gỗ chuẩn kiến trúc cổ xưa sẽ giải đáp phần nào mối quan tâm ấy. Hãy đón xem những thông tin sau đây.

Nhà gỗ truyền thống là gì?

Trong các kiến trúc hiện nay, bên cạnh những mẫu nhà xi măng cốt thép. Thì nổi bật lên những mẫu nhà gỗ truyền thống cổ xưa. Nổi bật ở tính thẩm mỹ và góp phần vào quá trình gìn giữ văn hóa dân tộc. Đồng thời tạo được cho gia chủ không gian sống bình yên và  trong lành của những thôn quê yên ả.

Người ta thường phân loại nhà gỗ truyền thống theo số gian và chức năng của nó. Các loại nhà truyền thống bao gồm: nhà để ở, nhà dành cho việc thờ cúng, nhà từ đường, nhà dòng tộc. Theo số gian thì có nhà gỗ 3 gian, 5 gian, 7 gian…

Kiểu nhà này được xây dựng với quy mô vừa phải, kết cấu mạch lạc và chuẩn xác. Được đục chạm những hoa văn tinh tế. Tôn lên được giá trị của căn nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ.

Các bước làm nhà gỗ truyền thống

Hình ảnh gia công nhà gỗ truyền thống tại xưởng (nguồn internet)
Hình ảnh gia công nhà gỗ truyền thống tại xưởng (nguồn internet)
Hình ảnh lắp dựng nhà gỗ cổ truyền (nguồn internet)
Hình ảnh lắp dựng nhà gỗ cổ truyền (nguồn internet)

Bước 1: Lên ý tưởng và thiết kế nhà gỗ

Đây là công đoạn đầu tiên mà  bất cứ gia chủ nào muốn xây dựng nhà cũng cần phải thực hiện. Lên ý tưởng bản vẽ thiết kế là cách bố trí căn nhà ra sao, công năng như thế nào. Tất cả sẽ được các kiến trúc sư có kinh nghiệm thiết kế và chỉnh sửa cho phù hợp nhất với nhu cầu của gia chủ. Vậy nên đây chính là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng trong làm nhà gỗ truyền thống.

Bước 2: Tiến hành thiết kế và tính toán cấu kiện

Sau khi thống nhất được những thông số và kết cấu của ngôi nhà. Người thợ cả của ngôi nhà bắt đầu bật mực để tính toán kích thước của những cấu kiện. Sau đó sẽ làm cây sào mực và vạch ra những kích thước vừa tính lên sào làm kí hiệu riêng.

Bước 3: Chọn gỗ và chế biến gỗ

Khi đã hình thành được kích thước các cấu kiện thì sẽ tiếp tục đến khâu chọn gỗ. Đây cũng là một trong những bước khó khăn với người thợ. Đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm, có kỹ năng. Bởi để tìm chất gỗ đẹp cho từng cấu kiện sẽ tránh gây lãng phí gỗ khi làm nhà.

Bước 4: Xàm đóng và tạo các mộng liên kết

Để tạo được sự liên kết giữa các cấu kiện với nhau thì quá trình đóng xàm và tạo các mộng là vô cùng quan trọng. Đây là công việc cần những người thợ lâu năm, có kinh nghiệm trong thi công. Mục đích là giúp liên kết các mộng được khớp và đẹp nhất.

Bước 5: Chạm khắc hoa văn của nhà gỗ truyền thống

Sau bước xàm đóng và tạo các mộng đã được hoàn thành. Thì nhóm thợ đục chạm sẽ tiến hành chạm khắc. Ở mỗi cấu kiện sẽ có những hoa văn riêng và cách chạm khắc khác nhau. Nhưng khi lắp dựng vẫn đảm bảo được sự hài hòa và cân đối với nhà gỗ cổ truyền.

Bước 6: Hoàn thiện và vận chuyển đi thi công lắp dựng

Công đoạn cuối cùng trong việc thi công tại xưởng nhà gỗ đó là sơn bóng và đánh giấy dáp. Đây là bước giúp cho căn nhà gỗ cổ truyền có độ bền tốt hơn với thời gian. Đồng thời cũng tạo độ thẩm mỹ giúp cho căn nhà được đẹp hơn.

Bước 7: Lắp dựng và bàn giao nhà cho gia chủ

Đây chính là bước cuối cùng tiến đến hoàn thiện nhà gỗ truyền thống. Các cấu kiện sẽ được vận chuyển đến địa điểm lắp dựng. Và thực hiện lắp dựng theo đúng bản vẽ kỹ thuật. Sau khi đã lắp dựng và hoàn thiện căn nhà. Thì đơn vị thi công cần kiểm tra lại trước khi bàn giao cho gia chủ.

Vừa rồi là những bước làm nhà gỗ truyền thống chuẩn kiến trúc cổ xưa. Đây là những thông tin vô cùng hữu ích giúp cho gia chủ biết được một căn nhà gỗ sẽ làm như thế nào. Từ đó góp phần vào việc lưu giữ những nếp nhà truyền thống của nước ta.

 

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *