Bên trong nhà gỗ 3 gian 2 chái cổ truyền có gì?
Bên trong những căn nhà gỗ 3 gian 2 chái chính là không gian sinh hoạt của cả gia đình. Nơi đây được tổ chức phân chia hợp lý để vừa có chỗ có các hoạt động chung, vừa có chỗ cho các sinh hoạt riêng tư. Đặc biệt nội thất trong những căn nhà gỗ cổ truyền rất khác so với nội thất những căn nhà hiện đại ngày này và nó luôn chứa đựng các giá trị văn hóa tinh thần rất sâu sắc.
Nhà gỗ 3 gian 2 chái cổ truyền
Những đồ nội thất quen thuộc bên trong nhà gỗ 3 gian 2 chái
Nội thất nhà gỗ 3 gian 2 chái rất đặc trưng, hầu như nhà nào cũng có cùng những món cơ bản như: trường kỷ, tủ chè, sập gỗ, nội thất đồ thờ. Chúng không chỉ đơn giản là những vật dụng phục vụ cho sinh hoạt đời thường mà còn là những đồ vật được đục chạm hết sức tinh tế chứa đựng tinh hoa văn hóa dân tộc Việt.
>Tham khảo thêm: Các mẫu thiết kế nhà gỗ 3 gian 2 chái đẹp
Đồ nội thất thờ nhà gỗ 3 gian 2 chái
Nội thất đồ thờ 3 gian 2 chái rất đa dạng, tùy vào điều kiện của từng gia đình những món đồ thờ sẽ được làm với kiểu cách khác nhau. Tuy vậy có những món thờ không thể thiếu trong một căn nhà gỗ cổ truyền đó là: án gian, hoành phi câu đối, y môn cửa võng. Nhiều gia đình còn bộ trí các bộ đồ thờ thành 2 đến 3 lớp thờ trông vô cùng sang trọng.
Trường kỷ trong căn nhà gỗ 3 gian 2 chái
Những căn nhà gỗ cổ truyền nói chung, nhà gỗ 3 gian 2 chái nói riêng thì trường kỷ chính là nội thất không thể thiếu. Trường kỷ sẽ được kê tại hai gian bên cạnh gian thờ, tùy theo nhu cầu sử dụng của gia chủ. Khác với những loại ghế hiện đại ngày nay mỗi người ngồi 1 ghế. Trường kỷ ngồi được nhiều người, mọi người ngồi cạnh nhau không có khoảng cách, không có sự phân chia.
Tủ chè trong nhà gỗ cổ truyền 3 gian 2 chái
Một đồ vật nữa có lẽ khá quen thuộc với nhiều người đó chính là tủ chè. Gọi là tủ chè nhưng chiếc tủ nhỏ này không chỉ đựng chè thuốc tiếp khách mà còn đựng những vật dụng sinh hoạt chung của gia đình.
Tủ chè nhỏ xinh thường được kê sát vào góc tường. Nhiều gia đình quyền quý xưa kia còn khảm trai trên tủ chè tạo thành một đồ vật đẹp mắt và giá trị.
Sập gỗ trong căn nhà cổ truyền
Sập gỗ là một mặt phẳng bằng gỗ lớn kê sát vào góc tường là nơi mọi người ngả lưng, ngủ nghỉ hoặc tổ chức các cuộc trò chuyện, vui chơi trên đó.
Ngoài vị trí ở hai bên gian cạnh gian thờ, sập còn được kê tại khu vực chính giữa nhà. Đây sẽ là nơi cả gia đình quây quần bên mâm cơm với nhau. Hoặc là nơi đặt vật phẩm tế lễ.
Giường tủ trong nhà gỗ cổ truyền
Giường tủ có lẽ là những đồ nội thất không thể thiếu trong mọi căn nhà nói chung. Với ngôi nhà 3 gian 2 chái giường tủ sẽ đặt trong gian buồng gói nơi là phòng ngủ của gia đình. Phần nội thất này đặt ngay ngắn và phù hợp với không gian của gia đình.
Đặc điểm của nội thất nhà gỗ cổ truyền
Nội thất của những căn nhà gỗ cổ truyền đặc biệt là những căn nhà gỗ 3 gian 2 chái sẽ có những đặc điểm sau:
Hầu hết nội thất nhà gỗ 5 gian 2 buồng gói chái làm bằng gỗ
Nếu như những căn nhà hiện đại chất liệu nội thất có thể rất đa dạng từ: kim loại, gỗ, kim loại giả gỗ, da, nhựa….. Thì đối với căn nhà gỗ cổ truyền các đồ nội thất hầu hết bằng gỗ.
Nội thất nhà cổ truyền đục chạm rất tinh xảo
Trong những căn nhà gỗ cổ truyền, phần nội thất làm bằng gỗ luôn được đục chạm rất tinh xảo. Chính vì lẽ đó những đường gỗ thẳng đuột, trơn tru nay được khoác lên mình những mẫu hoa văn sống động, mềm mại, giàu tính thẩm mỹ. Hoa văn không chỉ làm đẹp cho phần nội thất mà nó còn mang nhiều ý nghĩa khác nhau.
Màu sắc nội thất tối giản, trung tính
Những căn nhà hiện đại có thể thiết kế với những phần nội thất nhiều màu sắc khác nhau. Còn riêng với nhà cổ truyền chỉ đơn giản với những sắc màu trung tính, gam trầm và hạn chế dụng những đồ nội thất màu sắc nóng, rực rỡ.
Điều này khiến cho không gian trong căn nhà gỗ 5 gian 2 buồng gói luôn đem lại nét cổ xưa rất quen thuộc. Tuy mộc mạc, đơn giản nhưng lại tạo cảm giác dễ chịu cho con người.
Khám phá nội thất nhà gỗ 3 gian 2 chái cũng là cách con cháu hiểu hơn về lối sống, tập quán của tổ tiên. Ta có thể thấy người Việt xưa trong sinh sống rất chỉn chủ, không cầu kỳ, khoa trương mà vô cùng tinh tế. Đó cũng chính là những giá trị chân quý con cháu cần bảo tồn và phát huy.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp