Tìm hiểu chi tiết kết cấu mái nhà gỗ kẻ truyền
Kết cấu mái nhà gỗ kẻ truyền là bộ phận làm nổi bật kiến trúc căn nhà gỗ cổ. Hình dáng mái nhà gỗ cổ thường có độ dốc tiêu chuẩn và được lợp bằng ngói mũi hài hoặc ngói vảy rồng. Trong quan niệm của người Việt Nam, mái nhà tượng trưng cho sự che chở của tổ tiên, thần linh vì vậy họ thường trú trọng một cách kỹ lưỡng. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu tới quý vị xem có điều gì đặc biệt ở kết cấu mái của nhà gỗ kẻ truyền.
Giới thiệu đôi nét về kết cấu nhà gỗ cổ truyền
- Nhà gỗ cổ truyền là loại hình nhà truyền thống có kiến trúc 3 gian hoặc 5 gian ở Bắc Bộ nhà gỗ thường được làm theo lối kẻ truyền. Khung nhà gỗ có kết cấu vững chắc nhờ các cấu kiện như: cột, xà, kẻ, bẩy.
- Phần mái nhà cũng là phần quan trọng nằm trong bộ khung, nhà gỗ có thể được làm theo kiểu 2 mái hoặc 4 mái. Được hiện lên với hình ảnh mái ngói đỏ, theo thời gian phủ đầy rêu phong. Mái nhà gỗ kẻ truyền có khả năng cách nhiệt tốt (mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông), thoát nước mưa nhanh chóng.
Kết cấu mái gồm những cấu kiện nào?
Dưới đây là những cấu kiện chính giúp cấu thành bộ phận mái nhà gỗ cổ.
Hoành trong kết cấu mái
- Hoành là các dầm chính đóng vai trò nâng đỡ chính cho mái nhà, thường nằm ngang theo chiều dài của ngôi nhà và có hình vuông góc với khung nhà. Những dầm này có kích thước lớn hơn so với rui và mè.
Rui trong kết cấu mái nhà gỗ
- Rui là một trong những cấu kiện quan trọng trong kết cấu mái nhà gỗ kẻ truyền. Nó có tác dụng đỡ ngói lợp, giúp tạo thành một hệ thống khung đỡ vững chắc cho mái nhà. Các thanh rui được đặt chồng lên các thanh hoành, tạo thành một hệ thống hình lưới.
- Sau khi tiến hành dựng xong bộ khung nhà và lắp xong lớp hoành, người thợ sẽ tiếp tục quy trình đóng rui. Với ngôi nhà gỗ kẻ truyền thì rui sẽ thường được lợp 2 lớp.
Mè trong kết cấu mái nhà gỗ
- Mè cũng là các thanh dài có hình chữ nhật, mè có kích thước mỏng hơn rui. Các thanh mè nằm song song với nhau và vuông góc với các thanh rui.
- Mè góp phần phân tán lực của ngói lợp xuống các cấu kiện khác trong hệ thống mái nhà, giúp mái nhà chịu được trọng lượng của ngói và các tác động của thời tiết.
Gạch màn trong kết cấu mái nhà gỗ
- Gạch màn nhà gỗ là một dạng gạch làm từ đất sét nung, thường được đặt trực tiếp lên lớp mè của phần mái trong kiến trúc nhà gỗ truyền thống.
- Chức năng chính của gạch màn là làm lớp lót cho phần ngói và tạo bề mặt phẳng cho mái nhà. Ngoài ra, gạch màn còn giúp cản nước và hỗ trợ cách nhiệt cho căn nhà.
Ngói lợp trong kết cấu mái nhà gỗ
- Lợp ngói là công đoạn cuối cùng trong kết cấu mái. Các gia chủ nên lựa chọn loại ngói có chức năng chịu được khắc nghiệt của thời tiết, có khả năng chống ẩm, và có tính thẩm mỹ. Nên tính toán kỹ lưỡng số lượng dui, mè trước khi lợp ngói để không bị thừa hoặc thiếu số lượng ngói.
- Hiện nay loại ngói được nhiều gia chủ lựa chọn cho kết cấu mái là ngói ta nung thủ công, loại này có màu đỏ đẹp mắt nhưng không bị chói.
Các kiểu dáng trong kết cấu mái nhà gỗ
Hình dáng mái nhà cũng là một yếu tố được nhiều gia chủ quan tâm, dưới đây là một số kiểu dáng mái nhà gỗ phổ biến.
Kết cấu nhà gỗ cổ 2 mái
- Kết cấu nhà gỗ cổ 2 mái là một trong những kiểu kết cấu nhà gỗ phổ biến. Kiểu kết cấu này có hai mái dốc đối xứng nhau, tạo nên hình dáng cân đối, hài hòa cho ngôi nhà. Nhà 2 mái có chi phí hợp lí và có cấu trúc đơn giản hơn nhà 4 mái, do đó dễ dàng bảo trì, sửa chữa.
Kết cấu nhà gỗ cổ 4 mái hiên quanh nhà
- Đúng như tên gọi của nó, 4 bề của ngôi nhà đều được lắp mái và lợp bằng loại gạch đỏ đất nung đặc trưng giúp mang lại vẻ đẹp cổ kính. Kết cấu mái nhà 4 mái có thể được áp dụng với loại nhà gỗ 3 gian hoặc 5 gian đều được. Nhà 4 mái có độ dốc hơn nhà 2 mái và khả năng chống thấm dột tốt.
Một số chi tiết trang trí mái nhà gỗ
- Một số chi tiết trang trí được sử dụng trong kết cấu mái gỗ kẻ truyền có thể kể đến như: tấm đại tự, gạch hoa chanh chạy dọc bờ chảy, diềm mái cánh sen, bờ nóc, bờ chảy.. Tất cả đều nhằm tô điểm cho phần mái nhà gỗ kẻ truyền với nét đẹp tinh tế và truyền thống.
Kết cấu mái nhà gỗ kẻ truyền thể hiện những đặc điểm riêng làm chúng ta khó có thể nhầm lẫn với những loại mái khác. Mái nhà đóng vai trò quan trọng, tránh được mưa nắng làm hư hại đến ngôi nhà.Vì vậy, mái nhà luôn được người dân chú trọng xây dựng cẩn thận, chu đáo. Để biết thêm chi tiết về mẫu nhà gỗ kẻ truyền có kết cấu mái đẹp mắt, hãy tham khảo ngay websites nhà gỗ Phúc Lộc hoặc liên hệ trực tiếp cho chúng tôi.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp