Hoa văn độc đáo trên bức nách nhà gỗ 3 gian

Trong căn nhà gỗ 3 gian bức nách là một cấu kiện tạo nên giá trị thẩm mỹ và sức hút cho không gian bên trong khối công trình. Bức nách được chạm khắc những họa tiết rất ý nghĩa từ phong cảnh, cây cối, đến con vật,… Cùng khám phá những mẫu hoa văn độc đáo của bức nách nhà gỗ với chúng tôi trong bái viết dưới đây. 

Hoa văn nhà gỗ

Vị trí bức nách trong căn nhà gỗ 3 gian truyền thống

Bức nách là một cấu kiện được lắp đặt ở giữa cột cái và cột con trong căn nhà gỗ cổ truyền. Bề rộng của bức nách sẽ không cố định mà tùy vào khoảng cách giữa hai cột trong căn nhà cũng như quy mô ngôi nhà gỗ. 

Bức nách nằm giữa cột cái và cột con
Bức nách nằm giữa cột cái và cột con

Tuy là một cấu kiện nhỏ bức nách tô điểm vào phần không gian sang trọng của nhà gỗ với những bức tranh đục chạm tinh xảo, bắt mắt. Những họa tiết đục chạm rất đa dạng và phong phú từ cây cối, chim muông, con vật đến phong cảnh, chữ cổ… Không chỉ để làm đẹp thêm cho căn nhà gỗ 3 gian, mỗi họa hoa văn nhà gỗ cổ tiết đục chạm trên bức nách đều có những ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. 

Những hoa văn độc đáo trong bức nách nhà gỗ 3 gian cổ truyền 

Sau đây, chúng ta cùng nhau chiêm ngưỡng những mẫu hoa văn đẹp trang trí trên bức nách nhà gỗ 3 gian cổ truyền. 

Hoa văn voi mẹ voi con trên bức nách nhà gỗ 3 gian 

Khi bước chân vào gian nhà gỗ cổ truyền, gia chủ ngước lên phần bức nách sẽ thấy một số căn nhà trang trí bằng họa tiết này. Hình ảnh hai con voi một mẹ một con đang cất bước đi rất thong dong được được khắc họa rất sinh động. 

Hoa văn voi mẹ voi con trên bức nách
Hoa văn voi mẹ voi con trên bức nách

Trong tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc voi được coi là biểu tượng của sức mạnh vì voi là con vật có tầm vóc to lớn. Ngoài ra, hình ảnh voi mẹ voi con quấn quýt bên nhau biểu thị có sự hòa thuận, gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. 

>>Xem thêm: Ngắm nhìn những mẫu tiểu cảnh nhà cổ đẹp và sang trọng

Hoa văn mai điểu trên bức nách nhà gỗ 3 gian cổ truyền 

Tại khu vực bức nách của những căn nhà gỗ 3 gian cổ truyền rất nhiều gia chủ ưa thích trang trí hình ảnh cây mai nở hoa rực rỡ với đàn chim vui đùa, chuyền cảnh. Nhiều gia đình còn cho chạm vàng hình ảnh những chú chim để tăng thêm sự nổi bật. 

Hoa văn mai điểu trên bức nách
Hoa văn mai điểu trên bức nách

Mẫu hoa văn này được ưa chuộng bởi khi quan sát ta thấy được sự vui vẻ, lạc quan. Cây mai là cây báo hiệu cho mùa xuân thể hiện không khí tươi vui và tượng trưng cho sự quyền quý, sang trọng. Chim chóc vui đùa quanh cây mai tạo nên bầu không khí ấm áp, biểu tượng cho sự an nhiên, phấn khởi. 

Hoa văn tùng hạc trên bức nách nhà cổ

Hình tượng cây tùng với tán lá xum xuê vươn thẳng lên trời cao, dưới tán tùng là bầy hạc đang thong dong nghỉ ngơi, thư giãn được nghệ nhân làm gỗ thể hiện một cách hết sức sinh động. 

Hoa văn tùng hạc trên bức nách nhà cổ
Hoa văn tùng hạc trên bức nách nhà cổ

Bức tranh này ngoài việc nâng thêm phần sinh động cho không gian nhà gỗ còn có rất nhiều ý nghĩa đằng sau. Cây tùng trong văn hóa được biết đến là biểu tượng cho người quân tử vững chí bền tâm luôn vững vàng và kiêu hãnh giữa trời đất. Chim hạc là loài chim linh thiêng của người Việt, biểu tượng cho sự trường thọ, sống lâu. 

Hoa văn tuần lộc dưới tán tùng 

Mẫu hoa văn tuần lộc dưới tán tùng là mẫu khá phổ biến trong những nếp nhà cổ truyền. Những nghệ nhân làm nghề mộc đã đục chạm rất tỉ mỉ mẫu hoa văn này với hình tượng một cây tùng cổ thụ, thân to tán rộng. Phía dưới là đôi tuần lộc gặm cỏ bên nhau. 

Hoa văn tuần lộc dưới tán tùng 
Hoa văn tuần lộc dưới tán tùng

Trong văn hóa của người Việt loài tuần lộc, có chữ lộc trong tên ngụ ý cho sự giàu sang, phú quý và may mắn. Cây tùng là loài cây thể hiện có sự hiên ngang, khảng khái của người quân tử. 

Có thể thấy những mẫu hoa văn trên bức nách căn nhà gỗ 3 gian đều không chỉ dừng lại ở khái niệm trang trí. Mỗi hoa tiết cây cối, bông hoa, con vật đều mang trong mình một ý nghĩa nhất định hướng đến sự may mắn, hạnh phúc. Chính vì vậy, những công trình nhà cổ truyền không chỉ là nơi sinh sống của con người, nó còn là những bảo tàng lưu giữ tinh hoa truyền thống của người Việt Nam.

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ 

>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp 

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *