Cách sắp xếp nội thất nhà gỗ cổ truyền chuẩn phong cách cổ xưa
Bên cạnh những hình ảnh giản dị và mộc mạc bên ngoài của nhà gỗ cổ truyền. Thì phần nội thất nhà gỗ bên trong chính là điểm nhấn ấn tượng giúp cho căn nhà trở nên đúng theo phong cách. Vậy cần có những phần nội thất ra sao và sẽ được sắp xếp như thế nào là hợp lý. Tất cả sẽ được chia sẻ ngay sau đây.
Nội thất nhà gỗ cổ truyền là gì?
Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất trong nhà gỗ cổ truyền những phần được phục vụ nhu cầu sống và thờ cúng như: bàn ghế, bàn thờ, tủ, sập…Đều là những phần nội thất không thể thiếu. Nội thất vừa thể hiện được phong cách của gia chủ, vừa phân biệt được kiểu nhà này với mẫu nhà khác.
Đặc biệt có những phần nội thất của nhà gỗ cổ truyền mà ở nhiều kiểu nhà gỗ khác không có được. Điều này đem lại sự thân quen, bình dị và mộc mạc của những ai đã đi qua một thời kỳ lịch sử.
Cách sắp xếp nội thất nhà gỗ cổ truyền
Một căn nhà gỗ cổ truyền muốn đẹp không chỉ có hình thức bên ngoài mà còn thể hiện ở phần nội thất bên trong. Sau đây sẽ là một số bí quyết giúp căn nhà gỗ cổ truyền có được sự bố trí hợp lý nhất.
-
Gian chính giữa của ngôi nhà
Đây là gian được thiết kế có diện tích lớn nhất. Luôn được bố trí làm gian thờ cúng gia tiên của nhà gỗ cổ truyền. Vậy ở gian chính giữa nội thất sẽ được bày trí hết sức tâm linh và gọn gàng đẹp mắt.
Án gian là phần không thể thiếu ở gian chính giữa của nhà gỗ. Được làm chủ yếu từ chất liệu là gỗ mít, một loại gỗ tâm linh của nhà gỗ cổ truyền. Án gian được thiết kế tùy theo nhu cầu cũng như phong cách của nhà gỗ cổ truyền. Trên án gian được chạm trổ nhiều hoa văn đẹp mắt.
Hoành phi câu đối cũng là phần nội thất cơ bản của nhà gỗ cổ truyền. Hai cấu kiện này thường đi tông với nhau, có thể là gỗ lim, gỗ mít cũng có thể làm từ đồng. Trên các mẫu này có nhiều chữ, với nhiều ý nghĩa tốt đẹp khác nhau.
-
Gian bên trái, phải
Ở bên trái nhiều gia chủ thường sẽ bày trí phòng tiếp khách và nghỉ ngơi tạm. Vậy cho nên những phần nội thất sẽ phục vụ nhu cầu này của gia chủ và khách đến thăm nhà.
Trường kỷ là bộ bàn ghế đặc trưng của nhà gỗ cổ truyền. Bao gồm 1 bàn và 2 ghế dài phục vụ cho nhu cầu tiếp khách. Chất liệu gỗ làm nên trường kỳ sẽ là gỗ lim, gỗ gụ. Trên bộ bàn ghế này cũng có thể để trơn hoặc chạm khắc nhẹ.
Sập gụ tủ chè cũng sẽ là phần nội thất hết sức cơ bản và cần phải có. Sập được hình thành từ một mảnh gỗ nguyên khối, có hình chữ nhật, được để trơn hoặc chạm khắc hoa văn nhẹ.
Tủ chè nhà gỗ cổ truyền cũng là hình ảnh quen thuộc của nhà gỗ cổ truyền. Với vị trí ở sát tường hậu của ngôi nhà gỗ cổ truyền. Dùng để đựng và trưng bày một số những vật dụng trong nhà cổ.
Đây là toàn bộ những phần nội thất nhà gỗ được bày trí ở gian biên bên cạnh. Tất cả sẽ được kiến trúc sư đưa vào một cách khéo léo nhất. Đảm bảo được công năng hoạt động của căn nhà
-
Hai chái ở ngoài cùng
Trong trường hợp là ngôi nhà gỗ 5 gian, thì hai chái ngoài cùng nhất sẽ là gian để làm nơi nghỉ ngơi và sinh hoạt. Vậy nên phần nội thất bên trong hái chái này cũng có thể là giường ngủ, tủ, bàn…
Những lưu ý trong cách bố trí nhà nội thất của nhà gỗ
-
Sự đồng điệu về màu sắc
Để tương xứng với một căn nhà gỗ cổ truyền thì màu sắc được xem là hết sức quan trọng. Các chất liệu gỗ phải đồng màu với nhau. Tạo nên sự đồng điệu về màu sắc giữa các cấu kiện bên trong và phần nội thất. Đảm bảo được không gian căn nhà chuẩn phong cách kiến trúc Bắc Bộ.
-
Sự cân xứng về mặt kích thước
Điều thứ hai cần lưu ý khi bày trí nội thất nhà gỗ đó chính là kích thước. Kích thước phải tương xứng, không quá to cũng không quá bé cho căn nhà gỗ cổ truyền. Nếu không sẽ giảm bớt tính thẩm mỹ của căn nhà. Vậy nên trước khi làm đồ nội thất thì cần phải tính toán kỹ về mặt kích thước.
-
Lựa chọn chất liệu nội thất
Chất liệu nội thất cổ truyền cũng là điểm đáng lưu tâm. Hãy cố gắng sử dụng những chất liệu bền, cao cấp và có chất lượng. Để có thể đi theo căn nhà gỗ trong chiều dài của lịch sử. Không sử dụng quá nhiều loại gỗ để làm đồ nội thất.
Trên đây là một vài gợi ý về cách sắp xếp nội thất trong từng không gian nhà gỗ truyền thống. Nếu bạn thấy hữu ích hãy chia sẻ đến mọi người để cùng phát triển hơn nữa. Từ đó ngày càng nâng tầm căn nhà gỗ cổ truyền so với thời đại.