Tìm hiểu về xà ngang trong kiến trúc nhà gỗ truyền thống

Xà ngang là một trong những yếu tố quan trọng trong kiến trúc nhà gỗ truyền thống Việt Nam, không chỉ đảm nhận vai trò chịu lực mà còn mang giá trị thẩm mỹ và phong thủy sâu sắc. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về xà ngang, vai trò của nó trong cấu trúc nhà gỗ, cũng như khám phá những giá trị văn hóa đặc sắc mà bộ phận này mang lại.

Thi Công Nhà 5 Gian “Khủng” Gỗ Lim Nam Phi Đủ Hàng Chân Tại Bắc Ninh

Xà ngang là gì?

Tổng thể khung cột của nhà gỗ cổ truyền
Tổng thể khung cột của nhà gỗ cổ truyền

Xà ngang là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống khung kết cấu của ngôi nhà. Đây là những thanh gỗ được bố trí theo phương ngang, đóng vai trò liên kết các cột với nhau và chịu lực cho toàn bộ phần trên của ngôi nhà, đặc biệt là mái nhà.

Xà ngang thường được chế tác từ gỗ tự nhiên, phổ biến là các loại gỗ  như: gỗ lim, gỗ mít và gỗ xoan.  Không chỉ có chức năng kỹ thuật, hệ thống cột xà còn mang giá trị thẩm mỹ cao với những hoa văn chạm khắc tinh xảo, thể hiện sự tài hoa của các nghệ nhân mộc xưa.

Vai trò của xà ngang trong nhà gỗ truyền thống 

Xà ngang đóng vai trò cốt lõi trong việc duy trì sự ổn định và bền vững của kiến trúc nhà gỗ truyền thống. Dưới đây là những vai trò quan trọng của cấu kiện này trong cấu trúc nhà gỗ:

  • Đảm bảo tính chịu lực và kết cấu ổn định: Nhờ có xà ngang, trọng lượng của mái nhà và các bộ phận khác được phân bổ đều xuống các cột. Ngoài ra, xà còn giữ vai trò làm giảm độ rung lắc và tăng khả năng chịu lực tổng thể, giúp công trình duy trì được độ bền trong thời gian dài. 
  • Định hình không gian và phân chia khu vực: Nhờ có hệ thống xà ngang, không gian bên trong được phân chia hài hòa, tạo cảm giác cân đối và thuận tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Tăng tính thẩm mỹ và thể hiện nghệ thuật điêu khắc: Trên bề mặt xà thường được chạm khắc các họa tiết độc đáo như rồng phượng, hoa lá hoặc các biểu tượng văn hóa truyền thống.
Hệ thống xà của nhà gỗ truyền thống
Hệ thống xà của nhà gỗ truyền thống

Hệ thống xà của nhà gỗ Bắc Bộ 

Nhà gỗ Bắc Bộ nổi tiếng với hệ thống xà đa dạng, mỗi loại có một vị trí và vai trò riêng biệt. Dưới đây là các loại xà ngang thường gặp trong nhà gỗ truyền thống:

Xà thượng

Xà thượng là phần nằm cao nhất trong hệ thống khung, đóng vai trò như trụ cột chính của mái nhà. Với chức năng chịu lực từ mái và phân bổ tải trọng đều xuống các cột, xà thượng được mệnh danh là “xương sống” của phần mái. 

Những hoa văn chạm khắc trên xà thượng thường là rồng phượng hay hoa sen. Điều này không chỉ thể hiện sự khéo léo của người thợ mà còn mang ý nghĩa phong thủy, tượng trưng cho sự thịnh vượng và hài hòa.

Hệ thống khung xà nhà gỗ 
Hệ thống khung xà nhà gỗ

Xà hạ

Xà hạ nằm ở khu vực giữa thân nhà, thường kết nối các cột cái (cột chính). Đây là phần xà ngang chịu lực lớn thứ hai trong hệ thống, tạo nền tảng chắc chắn cho các bộ phận khác.

Xà hạ giúp tăng cường độ cứng cáp của khung nhà, đảm bảo khả năng chịu lực trước các tác động bên ngoài như gió, mưa. Xà hạ thường ít được trang trí cầu kỳ, nhưng vẫn có các đường nét chạm trổ đơn giản, chủ yếu là hoa văn hình học hoặc dây leo, phù hợp với tổng thể mộc mạc của nhà gỗ.

Khung nhà gỗ cổ truyền 
Khung nhà gỗ cổ truyền

Xà tử thượng

Xà tử thượng nằm bên dưới xà thượng. Mặc dù là một loại cấu kiện phụ, nhưng  xà tử thượng nhưng có vai trò quan trọng trong việc giảm tải trọng từ mái nhà xuống các cột. Xà thường không chạm khắc cầu kỳ, vì nhiệm vụ chính của nó thiên về kết cấu kỹ thuật hơn là thẩm mỹ.

Khung xà được chạm khắc bằng hoa văn tinh tế
Khung xà được chạm khắc bằng hoa văn tinh tế

Xà ngưỡng

Xà ngưỡng, nằm ở các vị trí cửa chính và cửa sổ, là một phần không thể thiếu trong hệ thống xà. Với nhiệm vụ giữ ổn định cho khung cửa, xà ngưỡng giúp các cánh cửa không bị cong vênh hoặc xê dịch sau thời gian dài sử dụng. Trên xà ngưỡng thường xuất hiện các hoa văn tứ linh hoặc những câu đối chúc phúc, không chỉ tạo điểm nhấn trang trí mà còn mang ý nghĩa phong thủy, mang lại sự bình an và may mắn cho gia chủ.

Thi công khung xà nhà gỗ cổ truyền
Thi công khung xà nhà gỗ cổ truyền

Quá giang 

Quá giang là loại xà ngang nối liền các cột ở giữa nhà. Quá giang đóng vai trò quan trọng trong việc chịu lực từ mái nhà và định hình không gian nội thất. Đây cũng là nơi thể hiện nghệ thuật chạm khắc đỉnh cao, với các họa tiết phức tạp như rồng bay, phượng múa hoặc những bức tranh nhỏ kể về đời sống lao động và phong cảnh thiên nhiên.

>> Xem thêm: Tìm hiểu kết cấu mái nhà của nhà gỗ Bắc Bộ truyền thống

Giới thiệu về đơn vị thi công nhà gỗ cổ truyền uy tín

Nhà gỗ Phúc Lộc là một trong những đơn vị trong lĩnh vực thi công nhà gỗ cổ truyền tại Việt Nam, thừa hưởng tinh hoa từ làng nghề mộc truyền thống Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội – nơi được mệnh danh là cái nôi của nghề làm nhà gỗ cổ truyền.

Với sứ mệnh giữ gìn và phát huy kiến trúc văn hóa dân gian, Nhà gỗ Phúc Lộc được sáng lập bởi Thạc sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm – người kế thừa tâm huyết của gia đình và làng nghề. Đơn vị đã thi công thành công hàng trăm công trình nhà gỗ 3 gian, 5 gian, nhà thờ họ, từ đường và các mẫu nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ trên khắp cả nước.

Điểm đặc biệt của Nhà gỗ Phúc Lộc chính là quy trình chọn lọc và xẻ gỗ khắt khe, đảm bảo nguồn nguyên liệu tốt nhất cho các công trình. Từ khâu kiểm tra chất lượng gỗ, xẻ gỗ, đến hoàn thiện, mọi bước đều được giám sát chặt chẽ nhằm tạo ra những công trình có tuổi thọ cao, đáp ứng tiêu chuẩn của nhà gỗ cổ truyền.

Nhà gỗ Phú Lộc, đơn vị thi công nhà gỗ cổ truyền uy tín tại Việt Nam
Nhà gỗ Phú Lộc, đơn vị thi công nhà gỗ cổ truyền uy tín tại Việt Nam

Xà ngang là một bộ phận quan trọng trong nhà gỗ truyền thống. Việc thiết kế và bố trí xà ngang đúng kỹ thuật không chỉ đảm bảo sự vững chắc cho công trình mà còn góp phần duy trì sự hài hòa trong không gian sống. Hy vọng bài viết đã giúp quý vị hiểu rõ hơn về vai trò và tầm quan trọng của xà ngang trong kiến trúc nhà gỗ, từ đó biết cách bố trí đúng chuẩn để có một tổ ấm bền vững, lý tưởng. 

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ 

>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *