Lễ cất nóc nhà gỗ – một nghi lễ quan trọng không nên bỏ qua

Lễ cất nóc nhà gỗ hay còn được gọi là lễ thượng lương đối với nhà gỗ cổ truyền Việt Nam. Nóc được coi là cấu kiện hết sức quan trọng, vì không có nóc ngôi nhà không thể hoàn thành. Đây là nghi lễ được diễn ra với một mong muốn là quá trình hoàn thiện nhà được “thuận buồm xuôi gió”.

Đôi nét về lễ cất nóc nhà gỗ cổ truyền

Cất nóc nhà gỗ cổ truyền chính là ngày gác thanh giữa của nóc nhà lên vị trí của nó. Điều này đánh dấu một bước tiến trong làm nhà gỗ cổ truyền. Chuẩn bị cho giai đoạn hoàn thiện và đi vào sử dụng.

Giống như những nghi lễ tâm linh trong làm nhà gỗ khác. Thì lễ cất nóc luôn được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng. Để mong mọi việc diễn ra một cách suôn sẻ nhất. Cất nóc được diễn ra theo đúng ngày giờ đã được xem trước đó. Ngày giờ thực hiện lễ cúng phải đảm bảo hợp phong thủy, Đồ cúng nghi lễ cất nóc thông thường sẽ bao gồm: xôi gà, rượu nước, bình hoa, mâm ngũ quả, muối, trầu cau…

Trong nghi lễ cất nóc nhà gỗ có sự tham gia đầy đủ mọi người như: chủ nhà, chủ đơn vị thi công, bác thợ cả…Trong đó người trực tiếp thực hiện nghi lễ này sẽ là bác thợ cả và gì chủ.

Mâm lễ cúng cất nóc nhà gỗ cổ truyền
Mâm lễ cúng cất nóc nhà gỗ cổ truyền
Hình ảnh cất nóc nhà gỗ cổ truyền
Hình ảnh cất nóc nhà gỗ cổ truyền

 

 

Tầm quan trọng của nghi lễ cất nóc nhà gỗ

Cất nóc đóng vai trò quan trọng đối với nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ, cụ thể như:

  • Nghi lễ thực hiện nhằm báo cáo với tổ tiên, ông tổ nghề mộc về quá trình lắp dựng cơ bản đã được diễn ra gần hoàn thiện. Cầu mong cho những điều tiếp sau được diễn ra thuận lợi và may mắn hơn.
  • Đánh dấu bước chuyển biến sau quá trình lắp dựng hết sức quan trọng. Tiến tới việc hoàn thiện nhà gỗ và bàn giao cho gia chủ.
  • Theo quan niệm của người xưa thì “con không cha như nhà không có nóc”. Vậy nên nóc được ví như người trụ cột cho gia đình, giúp che chắn và bảo vệ căn nhà khỏi những tác động của bên ngoài.
  • Đây cũng là nghi lễ tâm linh nhằm xua đuổi tà ma, quỷ dữ làm hại đến những người sinh sống trong căn nhà gỗ cổ truyền.

Quá trình diễn ra lễ cất nóc nhà gỗ cổ truyền

Nghi lễ này sẽ được tiến hành sau khi khung nhà được lắp dựng xong. Sau khi lễ cúng đã được thực hiện, thì bác thợ cả và gia chủ của nhà gỗ sẽ trực tiếp lên phần nóc và thực hiện gác thanh thượng lương vào nóc nhà.

Khi này thì thanh  thượng lương được bọc trong vải đỏ, bên trong có một ít tiền lộc. Để khi gác lên nóc nhà thì thả ra, ban lộc cho mọi người. Đây là một truyền thống văn hóa được truyền lại từ ngàn đời nay đối với nhà gỗ cổ truyền. Thanh nóc của căn nhà được ghi ngày tháng hành lễ và dòng chữ “ Khương Thái Công Tại Thủ”, nghĩa là có Khương Thái Công tại đây.

Sau quá trình này thì đồng thời những người ở bên dưới sẽ bắn pháo bông lên. Điều này giúp cho việc xua đuổi tà ma và quỷ thuật xung quanh khu nhà gỗ cổ truyền. Thể hiện cho sự tươi mới, vui vẻ. Sau khi nghi lễ này được diễn ra thì gia chủ thường sẽ mời bà con hàng xóm tới ăn uống, chung vui với gia đình.

Vừa rồi chúng ta đã giới thiệu về nghi lễ cất nóc nhà gỗ cổ truyền. Đây là nghi lễ không nên bỏ qua trong làm nhà gỗ cổ truyền. Cũng chính là một nét đẹp văn hóa mà dân gian để lại. Cần gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp này trong tương lai.

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *