Cửa bức bàn loại cửa chỉ dành cho nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ

Nhắc đến cửa bức bàn thì người ta thường sẽ liên tưởng đến nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ. Đây chính là cấu kiện được thiết kế và dành riêng cho kiểu nhà này. Hãy cùng xem kiểu cửa này được kết cấu như thế nào và có ý nghĩa gì qua bài viết dưới đây.

Cửa bức bàn là gì ?

Cửa bức bàn của nhà gỗ cổ truyền Việt Nam là cấu kiện nằm giữa hai cột của một gian nhà gỗ. Đây chính là phần ngăn cách phía bên trong và bên ngoài căn nhà. Giúp che chắn cho căn nhà khỏi những yếu tố và tác động bên ngoài.

Trên các cánh cửa bức bàn được đục chạm nhiều họa tiết nổi bật. Tạo nên vẻ đẹp riêng biệt so với những mẫu nhà khác. Cánh cửa còn là nơi giao thoa giữa hai không gian bên trong và bên ngoài. Vậy nên sẽ vô cùng quan trọng đối với nhà gỗ cổ truyền.

Ý nghĩa của cửa bức bàn đối với nhà gỗ cổ truyền

Loại cửa này có vị trí hết sức đặc biệt. Không chỉ về vị trí, chức năng mà còn ảnh hưởng đến cả phong thủy và tài lộc của gia đình.

Ngoài việc che nắng che mưa bảo vệ căn nhà cho gia chủ. Thì loại cửa này còn thể hiện được văn hóa dân tộc của người Việt. Ở loại cửa này còn có thiết kế cấp bậc nhằm phân biệt không gian bên trong và bên ngoài. Độ cao cấp bậc được thi công vừa phải, để việc di chuyển được dễ dàng hơn. Tuy nhiên không phải người ta làm điều này một cách ngẫu nhiên. Mà giúp cho khách đến chơi nhà thể hiện được sự tôn kính với gia tiên và truyền bá một nét đẹp văn hóa.

Những đặc trưng nổi bật của cửa bức bàn

  • Một bộ cửa bức bàn sẽ có chiều cao bằng với cột con của ngôi nhà, chiều rộng và chiều dài bằng các bước gian của nhà cổ truyền. Các cánh có diện tích khớp với nhau và thường có 4 cánh hoặc 2 cánh. Điều này còn tùy thuộc vào diện tích của căn nhà gỗ.
  • Có điều điều rất riêng là cách cánh của loại cửa này được ghép với nhau bằng các cối quay, có thể tháo lắp một cách dễ dàng. Mỗi cánh của cửa được chia làm 5 khoảng. Trong đó thì 2 khoảng lá pano có chiều cao lớn hơn. Còn 3 khoảng là lá nhỏ trên, giữa và dưới.
  • Cửa bức bàn được chia thành 2 loại: Cửa thượng song hạ bản và cửa ghép. Mỗi loại có một ý nghĩa đặc biệt và phù hợp với những kiểu nhà khác nhau.
  • Trong đó cửa ghép thì được ghép từ các phần gỗ khác nhau là lá cổ và pano. Pano có thể hiểu là hai mảnh gỗ lớn ở giữa được chạm khắc nhiều hoa văn hoặc để trơn. Lá cổ là 3 miếng gỗ nhỏ nằm giữa pano cũng được chạm khắc nhiều họa tiết. Cửa thượng song hạ bản, sẽ có các khung song được sử dụng nhiều trong các công trình đình chùa, miếu phủ ở Việt Nam.
  • Chất liệu làm nên cửa bức bàn thường sẽ là các loại gỗ cứng, có độ bền cao. Trong đó phải kể đến các loại gỗ như: gỗ lim, gỗ xoan, gỗ mít, gõ đỏ…Đây là những loại gỗ ít bị cong vênh và chịu được nhiệt độ của thời tiết.
  • Các hoa văn điêu khắc trên cánh cửa thường sẽ là các họa tiết như: tùng – cúc – trúc – mai, đào – lê – thủ – lựu… Các hình khối được đục chạm uyển chuyển, uốn lượn và hết sức đẹp mắt. Nhờ vậy mà giá trị thẩm mỹ của công trình ngày càng được nâng lên.

Một số hình ảnh nổi bật của cửa bức bàn nhà gỗ

Mẫu cửa được chạm khắc nhiều hoa văn và họa tiết
Mẫu cửa được chạm khắc nhiều hoa văn và họa tiết
Hình ảnh cửa bức bàn nhìn từ bên trong (nguồn internet)
Hình ảnh cửa bức bàn nhìn từ bên trong (nguồn internet)

Như vậy vừa rồi chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về loại cửa bức bàn. Một trong những cấu kiện chỉ dành cho nhà gỗ cổ truyền. Đây chính là tinh hoa truyền thống được gìn giữ ngàn đời nay.

 

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *